Tôi chắc rằng không cần tốn nhiều thời gian để thuyết phục bạn rằng nghiên cứu từ khoá là một trong những hoạt động SEO có lời nhất cần thiết cho marketing thành công.
Cũng không thiếu nhiều bài viết tuyệt vời cung cấp cho bạn những hướng dẫn chi tiết để thực hiện nghiên cứu từ khoá chuyên nghiệp, xếp hạng cao cho hàng ngàn cụm từ tìm kiếm được nhắm mục tiêu và cải thiện rất lớn lưu lượng truy cập từ Google.
Tuy nhưng có một bình phẩm thú vị ở đây: Mỗi một hướng dẫn này sẽ đem đưa cho bạn một bộ hướng dẫn có khác đi đôi chút.
Không hẳn bất cứ lời khuyên nào trong số đó nói rằng bạn sai, nó chỉ là không có cách tiếp cận phổ biến để thực hiện nghiên cứu từ khoá.
Nó sẽ biến đổi dựa trên:
- Trang web của bạn (thẩm quyền, số trang, chất lượng nội dung, v.v..)
- Mục tiêu và đích đến của bạn (thương hiệu, cách trưng bày hàng hoá, lưu lượng truy cập, khách hàng tiềm năng, doanh số);
- Ngân sách, nguồn lực và thời hạn;
- Ngành công nghiệp của bạn và bối cảnh cạnh tranh
Đó là lý do vì sao có lẽ bạn khó tìm thấy được mối liên quan đến một hướng dẫn từng bước một cách ngẫu nhiên mà bạn vô tình gặp ở trên
Vì vậy tôi sẽ dẫn một con đường khác và đưa bạn một khung nghiên cứu từ khoá để bạn có thể dễ dàng điều chỉnh bất kể mục tiêu và nguồn lực của bạn là gì.
Và tôi cũng đảm bảo rằng những chiến thuật và các phương pháp được mô tả bên dưới sẽ cải thiện vô cùng lưu lượng truy cập của bạn từ Google.
Ít nhất chúng tôi sẽ tăng lưu lượng truy cập đến blog này lên 2.4x trong một năm bằng cách thực hiện như sau:
Bắt đầu với từ khoá mầm
Các từ khoá mầm là nền tảng của nghiên cứu từ khoá. Họ định nghĩa chỗ khuyết của bạn và giúp bạn nhận định các đối thủ cạnh tranh.
Nếu bạn có một sản phẩm hoặc doanh nghiệp mà bạn muốn quảng cáo trực tuyến, nghĩ ra các từ khoá mầm thì dễ như việc bạn mô tả sản phẩm bằng ngôn từ của chính bạn hoặc động não xem làm cách nào để người khác có thể tìm thấy được chúng.
Lấy ví dụ, bạn đang lao vào một cửa hàng trực tuyến với các phụ kiện GoPro. Google tìm (các từ khoá) mà bạn có thể sẽ nghĩ đến đầu tiên như:
- Phụ kiện GoPro;
- Các cải tiến cho GoPro;
- GoPro add-ons.
Đấy dễ hiểu mà phải không nào?
Nhưng điều gì nếu như bạn bắt đầu tìm kiếm trên một trang tiếp thị liên kết, và bạn không biết nên chọn cái nào và sản phẩm nào cần tiếp thị?
Thách thức “chọn một lỗ hỏng” phải là môt hướng dẫn vừa to bự vừa chi tiết của chính nó. Nhưng nhìn chung thì có 2 cách để tiếp cận:
Tiếp cận “kiếm tiền đầu tiên”
Bắt đầu từ việc khám phá các phương pháp kiếm tiền có sẵn. Chọn một sản phẩm hoặc một ưu đãi mà bạn thích. Và sau đó nghĩ về các truy vấn tìm kiếm mà mọi người có thể sử dụng để tìm kiếm nó trên Google.
Ví dụ như, Amazon có một chương trình liên kết hoàn toàn phổ biến. Vì vậy tất cả những gì bạn cần làm là lướt qua trang web của họ đến khi bạn khám phá ra một sản phẩm ( hay một chiến lược sản phẩm) mà bạn sẵn sàng tiếp thị.
Một lựa chọn khác là đi dò la trên các trang nhóm chợ liên kết như ClickBank hay CJ, các trang này kết nối chủ sở hữu sản phẩm với đơn vị liên kết
Và cuối cùng, chỉ cần xem lại sản phẩm và dịch vụ mà bạn đang dùng và xem xét liệu bạn có thể trở thành một đơn vị liên kết trung gian hay không.
Tiếp cận “lỗ trống trỏ xuống”
Bạn có thể bắt đầu với một bảng siêu từ khoá và nhập vào ô trống dài xuống cho đến khi bạn thấy một cơ hội thú vị.
Lấy ví dụ như, tôi đang chọn âm nhạc như một trường siêu rộng. Công cụ Khám phá từ khoá Ahrefs’ cung cấp cho tôi khoảng 5 triệu ý tưởng từ khoá cho các từ khoá mầm:
Để “niche down”, tôi cần tập trung vào những từ khoá dài hơn và cụ thể hơn, có từ “âm nhạc” trong đó. Vì vậy tôi sẽ sử dụng bộ lọc “Từ” để thu hẹp danh sách từ khoá khổng lồ các ý tường từ khoá này thành những từ có chính xác 4 từ.
Và đây là những gì tôi có thể tìm thấy:
- “Phần mầm tạo nhạc miễn phí” – Là một cựu DJ, tôi biết có hàng tấn phần mềm tạo nhạc. Vì vậy tôi có thể bắt đầu một cuộc đánh giá trang và bao gồm luôn tất cả các bản phát hành mới nhất và cập nhật.
- “Nhạc phim Trò chơi Vương quyền”- Mọi người muốn tải nhạc mà họ nghe trên phim ảnh, truyền hình, show TV, v.v… và cho thấy rằng các nội dung mới trên TV được phát hành thường xuyên, đây có thể là một niche khá thú vị.
- “Quà tặng cho những ai yêu nhạc”- Tôi chắc rằng rất nhiều ban nhạc nổi tiếng và dẫn đầu các nhãn hiệu âm nhạc có hàng tấn hàng hoá cho người hâm mộ của họ mua. Không đề cập đến các ban nhạc chơi nhạc cụ như Gibson, Fender, v.v… Họ cũng phải một vài lựa chọn giá cả phải chăng.
- “Trò chơi âm nhạc dành cho trẻ em”- Trở thành cha của một đứa trẻ 8 tháng tuổi, tôi có thể chơi toàn bộ các trò chơi âm nhạc vui nhộn với cậu nhóc.
Những ý tưởng niche này rõ ràng là xa rời hoàn hảo, nhưng này, tôi đã phải dành chưa tới 5 phút để tìm ra chúng đấy. Hãy đầu tư một chút thời gian và bạn sẽ gặp được những điều khá tuyệt vời.
Tạo ra các ý tưởng từ khoá
Vậy là bạn đã tìm ra được các từ khoá mầm. Nhưng mà đó chỉ mới là một bí kíp trong một tảng băng nghiên cứu từ khoá thôi.
Bước tiếp theo là tạo ra một danh sách to lớn cỡ như chú voi ma mút chứa ý tưởng các từ khoá liên quan, đồng thời cũng hiểu rõ hơn những gì mọi người trong niche của bạn đang tìm kiếm trong Google.
Ở đây có ít nhất 4 cách để làm điều đó.
Xem bạn đã xếp hạng những từ khoá nào
Nếu bạn sở hữu một trang web đã tồn tại được một thời gian, có lẽ bạn đã xếp hạng trên Google cho vài trăm từ khoá. Để biết chúng là gì thì cách hoàn hảo nhất là kích hoạt nghiên cứu từ khoá của bạn.
Một nguồn tốt cho các thông tin này là một báo cáo gọi là “Phân tích Tìm kiếm” trong Google Search Console:
Search Console hiển thị vị trí trung bình của mỗi từ khoá mà bạn xếp hạng và số lần nó hiển thị và lượt nhấp mà nó mang lại cho bạn. Tuy nhiên, chúng không hiển thị lượng tìm kiếm hàng tháng và bạn bị giới hạn chỉ 1000 từ khoá.
Nếu bạn cần thêm dữ liệu, bạn có thể thử báo cáo “Từ khoá tự nhiên” trong công cụ Site Explorer của Ahrefs’:
Cả hai Google Search Console và Ahrefs’ Site Explorer có một vài tính năng hoàn toàn tuyệt vời để kết hợp, vậy nên tôi đã tiếp tục và ghi lại một đoạn video ngắn về cách sử dụng chúng:
Xem từ khoá gì các đối thủ cạnh tranh của bạn đang xếp hạng
Cơ hội ở đây là, các đối thủ cạnh tranh của bạn đã thực hiện tất cả các cuộc nghiên cứu từ khoá nhàm chán cho bạn. Do đó bạn có thể nghiên cứu các từ khoá mà họ xếp hạng và ngọt ngào lựa ra cái tốt nhất.
Nếu như bạn không biết đối thủ của mình là ai, chỉ việc đặt các từ khoá mầm của bạn vào Google và sẽ thấy ai đang đứng tại trang đầu.
Hãy làm điều đó với một từ khoá mầm mà tôi đã khám phá lúc nãy, “quà tặng cho những ai yêu âm nhạc”. Tôi thấy một trang web khá hấp dẫn trên trang đầu, uncommongoods.com.
Bây giờ hãy cắm trang web đó vào trong Ahrefs’ Site Explorer và duyệt qua các từ khoá mà nó được xếp hạng:
Thậm chí đôi khi một đối thủ đơn lẻ có thể cung cấp cho bạn đủ các ý tưởng từ khoá khiến cho đội SEO của bạn bận bịu hàng tháng trời. Nhưng nếu bạn đói và cần nhiều hơn, bạn có thể đi đến báo cáo “Tên miền cạnh tranh” để tìm các trang web khác tương tự như đối thủ cạnh tranh của bạn.
Và chúng tôi vừa đóng “Vòng nghiên cứu cạnh tranh”:
- Đặt từ khoá mầm vào Google và xem ai đang được xếp hạng trên top;
- Cắm trang web của họ vào Ahrefs để xem từ khoá tốt nhất của họ;
- Tìm các trang web có liên quan thông qua báo cáo “Tên miền cạnh tranh”;
- Trở về bước 1 hoặc hai.
Bí quyết của phần lớn các ý tưởng từ khoá không giới hạn là lặp lại tiến trình này hết lần này đến lần khác.
Và đừng bỏ lơ khai thác những ngành có liên quan. Bạn có thể sẽ khám phá ra nhiều từ khoá hay ho mà không nhất thiết phải có liên quan tới những gì bạn đã đề ra nhưng có thể vẫn mang lại rất nhiều khách hàng tiềm năng đến trang web của bạn.
PRO TIP #1
Một trang đơn lẻ có thể xếp hạng cho hàng trăm( đôi khi hàng ngàn) từ khoá có liên quan chặt chẽ. Do đó, tốt hơn hết nên tập trung vào các trang hoạt động hàng đầu của đối thủ cạnh tranh của bạn, hơn là dò thám các từ khoá riêng biệt của họ.
Gợi ý: Cung cấp báo cáo “Các trang hàng đầu” một sự xoáy sâu trong Trình khám phá các trang web của Ahrefs (Bao gồm video bên dưới).
PRO TIP #2
Cơ hội ở đây là, có một số từ khoá mà tất cả các đối thủ cạnh tranh của bạn đều đang nhắm tới, nhưng bạn thì không. Đây chưa chắc là cơ hội lớn nhất mà bạn bỏ lỡ
Gợi ý: Cung cấp một spin vào công cụ “Khoảng trống Nội dung” để nhanh chóng khám phá
ra những từ khoá này là gì (được bao gồm trong vieo bên dưới).
Tiến trình của việc nghiên cứu website của đối thủ cạnh tranh có dễ dàng hay không còn tuỳ theo hướng dẫn chi tiết của chính nó (Giống như cái này). Nhưng tôi đã cố gắng mô tả một vài tính năng tuyệt vời nhất trong video dưới đây:
Sử dụng công cụ nghiên cứu từ khoá
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh tốt thường đủ để điền vào bảng tính của bạn với hàng tấn các ý tưởng từ khoá có liên quan.
Nhưng nếu bạn là một trong người dẫn đầu trong niche của bạn, thì chiến lược đó không hẵn đã khả thi cho bạn. Bạn phải tìm vài từ khoá độc đáo mà chưa một đối thủ cạnh tranh nào của bạn đang nhắm tới.
Và cách tốt nhất để thực hiện được là sử dụng công cụ nghiên cứu từ khoá hợp lệ. May mắn thay, chúng không có nhiều trên thị trường:
- http://soovle.com/
- https://ubersuggest.io/
- http://answerthepublic.com/
- Và một vài cái khác nữa
Bất kể công cụ mà bạn chọn là gì, không có quy trình nào ưu tiên hơn để tìm ra các ý tưởng từ khoá tuyệt vời. Chỉ việc nhập từ khoá mầm của bạn và nô đùa với các báo cáo và lọc ra cho đến khi bạn va phải thứ gì đó khá ngầu.
Hầu như các công cụ sẽ kéo các đề xuất từ khoá từ các nguồn sau:
- Cào các ý tưởng từ khoá trực tiếp từ Google Keyword Planner;
- Cào từ đề xuất tự động của Google;
- Cào từ “tìm kiếm tương tự” trong Google
Những phương pháp này thì rất tuyệt nhưng chúng hiếm khi có thể cung cấp cho bạn nhiều hơn vài trăm từ khoá. Ví dụ như, Đề xuất Uber chỉ hiển thị 316 ý tưởng từ khoá cho “marketing nội dung”.
Cũng có các công cụ nghiên cứu từ khoá tiên tiến (Ahrefs, Mozs, SEMrush) vận hành một cơ sở dữ liệu từ khoá chính chúng và do đó sẽ cung cấp cho bạn vô vàn các ý tưởng từ khoá.
Lấy vị dụ, Trình khám phá từ khoá Ahrefs hiển thị 5,570 ý tưởng từ khoá cho “marketing nội dung”.
Bạn có thể cố gắng sàng lọc một danh sách các từ khoá theo kích thước đó dễ dàng như ăn chuối, vậy nên chúng tôi có một số tuỳ chọn tuyệt vời tại chỗ:
- Độ khó từ khoá;
- Tần suất tìm kiếm;
- Số lượt nhấp;
- Số lần nhấp chuột cho mỗi lượt tìm kiếm;
- Chi phí mỗi lượt nhấp;
- Tỷ lệ hoàn trả;
- Số từ trong một từ khoá;
- Các điều khoản bao gồm/loại trừ
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về cách tạo các ý tưởng từ khoá thông qua Trình khám phá từ khoá Ahrefs’, hãy xem qua bài đánh giá đầy đủ của tôi về công cụ này.
KHUYẾN CÁO
Google Keyword Planner thực chất là một công cụ tệ nhất mà bạn có thể sử dụng để tạo ra các ý tưởng từ khoá. Đó là bởi vì nó thích hợp cho các nhà quảng cáo, chứ không phải SEOs. Thực hiện kiểm tra GKP trên bất kì công cụ nghiên cứu từ khoá nào và bạn sẽ nhận thấy giới hạn của những đề xuất từ khoá của chúng.
Nghiên cứu thị trường ngách của bạn thật giỏi
Các chiến lược nghiên cứu từ khoá bên trên là hoàn toàn hiệu quả và cung cấp cho bạn một số lượng lớn không giới hạn các ý tưởng từ khoá. Nhưng ở thời điểm hiện tại, chúng sẽ giữ bạn “trong chiếc hộp”.
Đôi khi, chỉ bằng cách nghiên cứu niche của bạn thật tốt (và thêm vào một chút giác quan thông thường), bạn có thể khám phá ra một số từ khoá tuyệt vời mà chưa ai trong niche của bạn nhắm tới.
Dưới đây là cách kích hoạt suy nghĩ “ra khỏi chiếc hộp”:
- Nắm bắt tâm lý của Kh tiềm năng: họ là ai và đang quan tâm về điều gì;
- Trò chuyện với KH hiện tại, hiểu được họ tốt hơn, nghiên cứu ngôn ngữ họ sử dụng;
- Trở thành một thành viên năng động trong cộng đồng niche của bạn và mạng xã hội.
Lấy ví dụ như , nếu bạn đang bán tai nghe không thấm nước thì ở đây có một số từ khoá “bên ngoài chiếc hộp” bạn có thể thử nhắm tới:
- Cách để sống sót trong một buổi thực hành bơi vất vả;
- Cách tập bơi đi nhanh hơn;
- Bạn nghĩ gì khi đang bơi;
- Kiểu bơi tốt nhất cho khoảng cách dài;
- Giảm khả năng kháng nước khi bơi.
- Những người tìm những thứ này không nhất thiết phải tìm mua tai nghe chống nước, nhưng chúng lại khá dễ bán.
Gần đây, chúng tôi đã viết một bài luận khá chi tiết về chiến lược nghiên cứu từ khoá:
4 Cách để tìm các ý tưởng từ khoá chưa khai thác tới với tiềm năng truy cập lớn.
Và Tôi thực sự có hứng thú với lời khuyên được đưa ra bởi Dan Petrovic ở đây: Công cuộc nghiên cứu từ khoá đuôi mới nâng cao.
Hiểu được các số liệu từ khoá
Trong khi thực hiện chiến lược được nói đến ở trên, bạn sẽ phải tự mình sàng lọc ra trong số hàng ngàn ý tưởng từ khoá và cố gắng quyết định cái nào trong số đó xứng đáng được vào danh sách rút gọn.
Và để giúp bạn tách lúa mì ra khỏi rơm rạ, thì ở đây có một chùm các số liệu từ khoá tuyệt với để bạn xem xét:
Lượng tìm kiếm
Số liệu này cho bạn thấy nhu cầu tìm kiếm tổng quan của một từ khoá đã cho, i.e., số lần mọi người trên khắp thế giới (hay trong một nước cụ thể) đặt từ khoá này vào Google.
Hầu hết các công cụ nghiên cứu từ khoá kéo số lượt tìm kiếm từ Google Adwords, từ lâu được xem như một nguồn tin cậy cho dữ liệu này.
Nhưng giờ đây đã không còn nữa. Khoảng vài năm về trước, Google nhất mực lấy dữ liệu từ SEOs:
- Bí mật bẩn của Công cụ lập kế hoạch nghiên cứu từ khoá
- Đổ mồ hôi với các chi tiết – Xem xét lại khối lượng lớn công cụ nghiên cứu từ khoá
Nhưng ở thời điểm hiện tại, chúng tôi đã có thể thoát khỏi vấn đề bằng cách giải quyết cực ngầu – dữ liệu nhấp chuột (dữ liệu đường dẫn).
Bằng cách lập mô hình hoá số từ GKP dựa vào dữ liệu nhấp chuột, chúng ta có thể đưa ra lượng tìm kiếm chính xác hơn và không nhóm các từ khoá có ý nghĩa tương tự.
Một điều khác cần ghi nhớ là bản chất động của khối lượng tìm kiếm.
Ví dụ như, một từ khoá như “quà giáng sinh” sẽ tự nhiên tăng đột biến quanh thời gian lễ Giáng Sinh trong khi hầu như không có lượt tìm kiếm nào trong suốt quãng thời gian còn lại trong năm.
Để kiểm tra xu hướng lượng tìm kiếm của một từ khoá bạn có thể dùng một công cụ miễn phí gọi là xu hướng Google (Google Trends:
Và nếu như bạn đang dùng Công cụ Trình khám phá từ khoá của Ahrefs, chúng tôi có một biểu đồ tương tự để tích hợp vào:
Vì vậy khối lượng nghiên cứu về cơ bản là trung bình hàng năm. Và nếu bạn đang nghi ngờ về tính mùa vụ của một từ khoá, chắc chắn bạn cần kiểm tra xu hướng.
Nhưng ở đây có một vấn đề với khối lượng tìm kiếm. Nó không luôn luôn dự đoán chính xác về lưu lượng tìm kiếm.
Số lượt nhấp
Hãy lấy một từ khoá, “tuổi Donald Trump”, có 246,000 lượt tìm kiếm mỗi tháng (theo như Công cụ Lập kế hoạch nghiên cứu từ khoá).
Nhu cầu tìm kiếm khổng lồ đó ngụ ý rằng bạn sẽ nhận được một lượng truy cập to lớn nếu được xếp hạng ở top của Google cho từ khoá đó. Nhưng hãy xem kết quả tìm kiếm trông như thế nào đã nhé:
Chia sẻ một cách không thiên vị của Bất động sản Google được thực hiện bởi một câu trả lời ngay lập tức về truy vấn đó: 70 năm.
Vậy thì nó thậm chí vẫn có ý nghĩa khi nhấp vào bất cứ thứ gì tại thời điểm này sao?
Không đâu nhé:
Các kết quả tìm kiếm “không thông dụng” được biết đến như “tính năng SERP” và chúng có nhiều thể loại khác nhau:
- Thẻ kiến thức;
- Trích đoạn nổi bật;
- Các câu chyện hàng đầu;
- Các gói địa phương;
- Những kết quả mua sắm;
- Các gói hình ảnh, etc.
Một vài trong số chúng sẽ giúp cải thiện vô cùng lưu lượng truy cập đến website của bạn, nhưng số khác lại lấy đi của bạn.
Trên hình chụp màn hình phía trên từ Trình khám phá từ khoá của Ahrefs, bạn có thể thấy rằng 86% lượt tìm kiếm cho “tuổi Donald Trump” không dẫn đến bất kì lượt nhấp chuột lên kết quả tìm kiếm. Tất cả là bởi vì những người tìm kiếm được trình bày một câu trả lời ngay lập tức qua thẻ kiến thức.
Số liệu lượt nhấp chuột là hoàn toàn vô giá trong việc loai bỏ các truy vấn tìm kiếm với nhu cầu tìm kiếm khổng lồ nhưng lượng truy cập nghèo nàn. Và chúng tôi rất tự hào trở thành công cụ duy nhất trên thị trường có được số liệu này.
Chúng tôi cũng có thể trình cho bạn thấy có bao nhiêu lượt nhấp chuột bị lấy cắp bởi quảng cáo tìm kiếm:
Trên hình chụp màn hình bên trên, bạn có thể thấy rằng một chia sẻ công bằng các lượt nhấp cho “tai nghe không dây” đi đến quảng cáo tìm kiếm, trong khi các lượt nhấp chuột “tai nghe không dây tốt nhất” phần lớn là hoàn toàn tự nhiên.
GHI CHÚ TRANG: Nếu bạn muốn học hỏi thêm về những số liệu từ khoá tiên tiến mà chúng tôi có trong Ahrefs, hãy xem qua bài luận này: Trình khám phá từ khoá 2.0 của Ahrefs: Thiết lập tiêu chuẩn mới cho nghiên cứu từ khoá.
Lượng truy cập tìm năng
Lượng tìm kiếm và lượt nhấp chuột là các yếu tố tuyệt vời để hiểu về độ nổi tiếng và lượt truy cập của một từ khoá đơn lẻ. Nhưng từ khoá đó có thể có một tấn các từ đồng nghĩa và các tìm kiếm liên quan, tất cả những từ này có được nhắm tới với một trang đơn lẻ trên trang web của bạn.
Hãy để tôi giải thích những gì tôi muốn nói đến với một ví dụ. Từ khoá “Tôi xin lỗi các bông hoa” trông có vẻ không quá hứa hẹn liên quan tới nhu cầu tìm kiếm hoặc lượng truy cập:
Kết quả xếp hạng số 1 thường nhận không quá 30% trong tổng số lượt nhấp. Điều này có nghĩa là bạn có thể hy vọng khoảng 60 lượt vượt viếng thăm mỗi tháng nếu bạn xếp thứ 1 cho từ khoá “Tôi xin lỗi các bông hoa”.
Và đó là một cuộc đặt kế hoạch có chút không khuyến khích phải không nào?
Nhưng ta hãy nhìn xem có bao nhiêu lượt tìm kiếm truy cập mà trang xếp thứ 1 cho từ khoá “Tôi xin lỗi những bông hoa” thực sự nhận được:
Trên hình chụp màn hình bên trên, bạn có thể thấy rằng nó thu hút hầu như 300 khách ghé thăm từ Google mỗi tháng. Đó là bởi vì nó xếp hạng cho 48 từ khoá khác nhau, và không chỉ một mình từ khoá “Tôi xin lỗi những bông hoa”.
Chúng tôi đã ủng hộ tầm quan trọng của những lưu lượng truy cập dài đuôi một khoảng thời gian dài (đây, đây và ở đây), nhưng nó không gây hại dẫn đến tốn nhiều công sức một lần nữa.
Mọi người tìm kiếm những thứ tương tự trong tất cả sự lựa chọn đặc biệt. Vì vậy, một trang đơn lẻ trên trang web của bạn có tiềm năng xếp hạng cho hàng trăm từ khoá (nếu không phải hàng ngàn) những từ khoá liên quan.
Đây là những từ khoá mà trang “Tôi xin lỗi những bông hoa” xếp hạng, theo nguồn Ahrefs:
Vậy nên đã đến lúc chúng tôi dừng đánh giá các từ khoá chỉ bằng lượng tìm kiếm (hay lượt Nhấp chuột). Bạn cần nhìn vào các kết quả xếp hạng hàng đầu và nhìn thấy chúng có tổng cộng bao nhiêu lượt tìm kiếm truy cập.
Độ khó của từ khoá
Không còn nghi vấn gì nữa, cách tốt nhất để đánh giá độ khó xếp hạng của một từ khoá là phân tích thủ công kết quả tìm kiếm và sử dụng kinh nghiệm SEO của bạn (và cảm nhận bên trong).
Tôi đã biến tấu toàn bộ quá trình đó từ đầu đến cuối, trong một bài luận riêng biệt: Làm cách nào để đánh giá độ khó của từ khoá và tìm những từ khoá dễ nhất để xếp hạng.
Nhưng có vài thứ mà bạn không thể là bạn đem hàng ngàn từ khoá cân đếm một lần một. Đó là lý vì sao chỉ số độ khó từ khoá rất tiện dụng.
Mỗi một công cụ nghiên cứu từ khoá có những phương pháp riêng của họ để tính điểm độ khó xếp hạng. Một trong số đó, chúng tôi có Ahrefs là dựa trên hồ sơ các liên kết trả về (backlink) của top 10 các trang xếp hạng cho một từ khoá đã cho. Càng có nhiều backlink chất lượng, bạn càng khó nâng hạng của chúng lên.
Cho đến hiện nay, chỉ có một nghiên cứu duy nhất so sánh về độ chính xác của điểm số độ khó các từ khoá từ các công cụ khác nhau, và Ahrefs bước ra khỏi cuộc thử nghiệm là một người chiến thắng:
KHUYẾN CÁO
Sự cạnh tranh cao không luôn là lý do để từ bỏ một từ khoá. Tất cả sẽ đi về điểm cân bằng giữa giá trị kinh của từ khoá đó và độ khó xếp hạng của nó.
Vài từ khoá có thể siêu dễ để xếp hạng, nhưng số khách viếng thăm mà nó mang đến cho website của bạn sẽ không bao giờ trở thành khách hàng. Vì vậy, nó không có nghĩa là những nỗ lực của bạn ở đây trở nên lãng phí.
Mặt khác, vài từ khoá mang tính cạnh tranh điên rồ có thể là thứ tốt nhất có thể xảy ra cho doanh nghiệp của bạn nếu bạn xếp hạng chúng. Do đó, chúng là sự đầu tư có giá trị cao. (và chờ đã).
Chi phí trên mỗi lượt nhấp
Số liệu này quan trọng nhất đối với nhà quảng cáo hơn là SEOer. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia SEO coi CPC như là một dấu hiệu của dấu hiệu của mục đích thương mại từ khoá (điều này có ý nghĩa rất nhiều).
Một thứ quan trọng cần biết về CPC là nó dẫ biến đổi hơn lượng tìm kiếm. Trong khi nhu cầu tìm kiếm cho một từ khoá dao động trong khoảng 1 tháng thì CPC của nó có thể thay đổi khá nhiều bất kì phút nào.
Do đó, giá trị CPC mà bạn thấy trong các công cụ nghiên cứu từ khoá của bên thứ 3 không là gì ngoài ảnh chụp nhanh của một khung thời gian nhất định. Nếu bạn muốn nhận dữ liệu thực sự, bạn cần phải sử dụng Adwords.
Nhóm danh sách các từ khoá lại với nhau
Vậy là giờ bạn đã tạo được một tấn các ý tưởng từ khoá đầy hứa hẹn và sử dụng các số liệu được đề cập ở trên để xác định thứ tốt nhất cho mình. Giờ là lúc để đưa một số cấu trúc vào danh sách của bạn.
Nhóm theo “chủ đề bố mẹ”
Những ngày nhắm một từ khoá với một trang đã không còn nữa. Giờ đây, các chuyên gia về SEO đang phải đối mặt với một cuộc tranh đấu hoàn toàn mới:
Tôi có nên nhắm đến một nhóm chủ đề có liên quan với một trang hay tạo một trang riêng biệt cho mỗi thiết lập của từ khoá?
Chúng tôi biết rằng một trang có thể xếp hạng cho hàng trăm (nếu không là hàng ngàn) từ khoá có liên quan. Nhưng bao nhiêu thì quá nhiều? Và bằng cách nào bạn biết được những từ khoá nào thích hợp với chủ đề của bạn và cái nào không?
Cách chúng tôi tiếp cận nó ở ngay Ahrefs này đây, bằng cách xem các từ khoá mà các trang xếp hạng hàng đầu cho các từ khoá mục tiêu của chúng tôi mà đã xếp hạng.
Ví dụ như từ khoá chính của bài luận này (chắc chắn) là “nghiên cứu từ khoá”. Và tôi muốn biết những từ khoá khác có liên quan mà tôi cũng có thể xếp hạng cùng với nó là gì.
Vì vậy tôi lấy trang xếp hạng thứ 1 cho “Nghiên cứu từ khoá”, đặt nó vào Trình khám phá Ahrefs và lọc ra các từ khoá mà nó xếp hạng:
Và ngay tức thì, tôi thấy hai từ khoá kha khá:
- Phân tích từ khoá – 1,400
- Nghiên cứu từ khoá – 6, 200
Điều đó có nghĩa là tôi cần phải tạo nhiều trang riêng lẻ để nhắm mục tiêu cho mỗi từ khoá (mặc dù có lẽ chúng thực sự xứng đáng đưọc như vậy), nhưng cố gắng xếp hạng cho chúng trong một bài đăng đơn lẻ.
Và làm cách nào tôi tối ưu trang của mình và đảm bảo rằng tôi xếp hạng cho những từ khoá bổ sung này?
Tôi không làm thế.
Trang xếp hạng đầu tiên thậm chí còn không một lần đề cập đến các từ khoá này và nó vẫn xếp hạng cho chúng. Vậy nên nếu họ đã không bận tâm, sao tôi phải nên??
KHUYẾN CÁO
Lời khuyên của tôi ở trên khá mang tính chất tranh cãi. Tôi chắc rằng nhiều SEOers sẽ đề xuất bao gồm tất cả những từ khoá liên quan này (và từ đồng nghĩa của chúng) trên trang của bạn để điều hướng sự liên quan trong con mắt của Google.
Vài người trong số họ tán thành sủ dụng công cụ mô hình hoá chuyên đề (như biểu đồ LSI) để tạo ra các từ khoá có liên quan với nhau về mặt ngữ nghĩa.
Chúng tôi không nhằm mục đích thử nghiệm phương pháp này và tôi cũng không có dữ liệu cho nó hay phản đối nó. Đó là lý do vì sao tôi khuyến cáo các bạn nên tự thử và biết đâu bạn sẽ nhận được bất kỳ kết quả đo lường nào với nó.
Vậy nên đó là bước đầu tiên trong việc đem đến vài cấu trúc vào danh sách các từ khoá ngẫu nhiên của bạn. Bạn cần tìm ra những từ khoá nào là có liên quan về mặt ngữ nghĩa cũng như ngữ cảnh và nhóm chúng lại dưới một “chủ đề bố mẹ” để nhắm mục tiêu với một trang duy nhất.
GHI CHÚ: Ngay tại Ahrefs chúng tôi định nghĩa “chủ đề bố mẹ” như từ khoá có khối lượng cao nhất mà một trang xếp hạng.
Nhóm theo mục đích
Sau khi đã nhóm các từ khoá có liên quan về mặt ngữ nghĩa bằng “chủ đề bố mẹ” và sắp đặt chúng vào các trang khác nhau của trang web của bạn. Bước tiếp theo là nhóm “những trang” này bằng cái gọi là “ý định tìm kiếm”.
Đằng sau mỗi truy vấn tìm kiếm mà người ta đặt vào Google, có một sự trông chờ nhất định (và thường rất cụ thể). Mục tiêu của bạn là giải mã những mong đợi đó trước, từ đó bạn có thể xây dựng một trang hoàn toàn trùng khớp với nó.
Đây có thể hoàn toàn thách thức tại thời điểm này. Hãy lấy một từ khoá, “hoa hồng” làm ví dụ. Mục đích đằng sau những tìm kiếm này là gì? Hầu hết nó là một trong hai thứ này:
- Xem một số bức hình về hoa hồng;
- Tìm hiểu về loài hoa này.
Cách tốt nhất để mã hoá ý định đằng sau những truy vấn tìm kiếm này là “Google” nó và xem điều gì đến đầu tiên. Google càng trở nên tốt hơn trong việc xác định ý định đằng sau mỗi truy vấn tìm kiếm, nên các kết quả tìm kiếm thường tự nó nói lên điều đó.
SERP bên trên phục vụ cả hai ý định này với một dải hình ảnh, được cho phép bời liên kết Wikipedia.
Nhưng sau đó bạn nhận được hồ sơ Twitter Guns’N’Roses và một bài hát của Chainsmokers. Họ đang làm gì trong các kết quả tìm kiếm cho từ khoá “hoa hồng” thế này?
Chà, có vẻ như Google xác định rằng đó là những gì mà những người tìm kiếm từ khoá “hoa hồng” muốn nhìn thấy.
Một khi bạn chỉ ra được ý định đằng sau từ khoá của bạn, bạn có thể muốn sắp đặt nó đến giai đoạn của chu kỳ bán hàng mà nó đại diện:
- Không biết gì cả;
- Nhận thức vấn đề;
- Nhận thức giải pháp;
- Nhận thức sản phẩm;
- Nhận thức đầy đủ.
Các điểm chỉ ra ở trên chỉ là một trong nhiều cách khách nhau mà các nhà marketing vạch ra cái gọi là “Hành trình người mua”. Đây là một cách nhìn khác về nó:
Dù cho bạn muốn vạch ra cài đặt các từ khoá vào bất kỳ mô hình nào hiện có hay đưa ra một cái của riêng bạn là hoàn toàn tuỳ thuộc vào bạn. Lấy ví dụ như Everett Sizemore từ GoInFlow.com đề xuất từ khoá/ chủ đề lên bản đồ đến người dùng cá nhân. Xem mẫu miễn phí của anh ta tại đây.
Nhóm theo giá trị thương mại
Nhóm này thực sự có liên quan chặt chẽ với nhóm theo mục đích. Nhưng ở thời điểm hiện tại, bạn cần chỉ ra ý định nào giúp mang về ROI tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn.
Nếu bạn muốn tìm kiếm lượng truy cập và nhận thức thương hiệu là chính, bạn có thể tập trung vào các từ khoá mà sẽ mang lại hàng tấn người ghé thăm nhưng nhất thiết chuyển đổi thành khách hàng tiềm năng và bán hàng.
Đó là những gì HubSpot đã làm nội dung trên blog của họ. Hãy xem các bài viết hàng đầu của họ qua Ahrefs:
Có hàng tấn người tìm “cách tạo một gif” và HubSpot đang tạo ra gần 1000 người ghé thăm từ những bài đơn lẻ đó.
Nhưng khó thế nào khi chuyển đổi một ai đó đang tìm cách tạo ra một gif sang việc mua một phần mềm marketing phức tạp như cái HubSpot bán?
Rất khó.
Nếu bạn bị giới hạn về ngân sách, bạn có thể đốt cháy hết các pháo chỉ trong một lần. Nhưng hầu hết các doanh nghiệp không đủ khả năng với điều xa xỉ này, do đó họ phải suy nghĩ đến những từ khoá nào giúp thúc đẩy doanh nghiệp của họ và cái nào chỉ điều khiển những chỉ số ảo.
Hầu hết thời gian, các nhà maketing sẽ chỉ tập trung vào những từ khoá mang ý định thương mại, vì đây là cách để giúp thúc đẩy doanh số và phát triển doanh nghiệp. Nếu bạn không biết nên làm cách nào để xác định những từ khoá này thì đây là hướng dẫn khá tuyệt vời.
KHUYẾN CÁO
Đừng phớt lờ những từ khoá tốt chỉ bởi vì chúng không có giá trị thương mại. Lấy ví dụ như, ngoài việc đem đến hàng tấn lưu lượng truy cập vào blog HubSpot, mà bài viết về “cách tạo một gif” cũng thu hút một tấn backlink:
- Ưu tiên
Sự ưu tiên không chỉ là bước cuối cùng trong tiến trình nghiên cứu từ khoá, nhưng tốt hơn là bạn nên làm một cách tự nhiên như bạn di chuyển qua các bước nói trên.
Trong khi bạn tạo ra ý tưởng các từ khoá, hãy phân tích số liệu của chúng, và nhóm chúng lại, bạn cũng nên lưu ý những điều sau:
- Lượng truy cập ước tính tiềm năng của những từ khoá (nhóm) này là gì?
- Sự cạnh tranh khó khăn như thế nào? Và nó sẽ làm gì để xếp hạng cho nó?
- Có bao nhiêu nguồn lực nên được đầu tư để xây dựng một trang mang tính chất cạnh tranh và xúc tiến nó tốt?
- Lợi nhuận ròng (ROI) của lưu lượng truy cập đó là gì? Có phải nó chỉ mang lại nhận thức về thương hiệu hay thực sự chuyển đổi thành người mua hàng tiềm năng và bán hàng?
Bạn có thể đi xa như việc thêm các cột chuyên dụng trong bảng tính nghiên cứu từ khoá cửa mình để cho điểm mỗi ý tưởng từ khoá. Sau đó, dựa trên số điểm đó, sẽ khá dễ dàng để chọn ra “quả treo thấp” với ROI tốt nhất.
Luôn luôn nhớ rằng, không phải là những từ khoá “dễ dàng xếp hạng nhất” mà bạn nên tìm kiếm. Nó thứ đem lại ROI tốt nhất.
Vui lòng chia sẻ bí kíp nghiên cứu từ khoá của bạn đi nào
Tôi đã cố gắng hết sức để chưng cất mọi thứ mà tôi biết về nghiên cứu từ khoá vào một bài duy nhất, hướng dẫn khá vắn tắt (chỉ 4300 từ). Và mục tiêu căn bản của tôi là thiết đặt một quy trình có thể mang tình ứng dụng phổ thông cho bất kỳ các trang web hay nền công nghiệp nào.
Rõ ràng là có nhiều cách nghiên cứu từ khoá hơn thế. Vậy nên tôi muốn được nhường lượt chia sẻ lại cho các anh chàng và cô nàng có thể chia sẻ một số mẹo ưa thích của mình mà bạn đã không thấy đề cập đến trong hướng dẫn này.
Chúng ta cùng học hỏi lẫn nhau nhé!
Theo Tim Solo
Nguồn: https://ahrefs.com/blog/keyword-research/