Được biết chính xác trong đợt phỏng vấn sắp tới, người trưởng phòng tuyển dụng sẽ hỏi bạn những gì chẳng phải sẽ rất tuyệt hay sao?
Nhưng rất tiếc là chúng tôi không thể đọc được suy nghĩ của họ, tuy nhiên chúng tôi sẽ trao cho bạn những điều tốt nhất ngay sau đây: Một danh sách hơn 40 câu được hỏi phổ biến nhất trong các cuộc phỏng vấn, kèm theo đó là chỉ dẫn trả lời tất cả chúng.
Mặc dù chúng tôi không gợi ý bạn nên có một câu trả lời được soạn sẵn cho mỗi câu hỏi phỏng vấn (thực tế là đừng làm như vậy) chúng tôi thành thật khuyên bạn nên dành chút thời gian để cảm thấy thoải mái với những gì bạn có lẽ sẽ được hỏi, nhà quản lý tuyển dụng thực sự tìm kiếm điều gì ở những câu phản hồi của bạn, và cần phô bày ra những gì để họ thấy rằng bạn là người phù hợp với công việc đó.
Hãy xem xét danh sách các câu hỏi phỏng vấn này và hướng dẫn học cách trả lời chúng thế nào.
- CÁC MẪU CÂU HỎI TRUYỀN THỐNG
- Hãy kể tôi nghe về bản thân bạn
- Anh/Chị đã từng nghe qua về công việc này chưa?
- Tại sao bạn lại muốn cống hiến cho công ty này
- Vì sao Anh/Chị lại muốn làm công việc này?
- Tại sao Chúng tôi nên thuê Anh/Chị?
- Bạn có thể đem lại gì cho công ty chúng tôi?
- Thế mạnh nổi trội nhất của Anh/Chị là gì?
- Vậy còn điểm yếu của Anh/Chị thì sao?
- HỎI VỀ TIỂU SỬ LÀM VIỆC CỦA BẠN
- Trong sự nghiệp của mình, Anh/Chị đạt được những thành tựu gì tuyệt vời nhất?
- Hãy nói cho chúng tôi nghe về một thử thách hay một xung đột nào đó mà Anh/Chị phải đối mặt trong công việc và cách Anh/ Chị vượt qua nó
- Hãy kể cho chúng tôi nghe về khoảng thời gian Anh/Chị thể hiện khả năng lãnh đạo.
- Khi nào Anh/Chị thể hiện sự không đồng tình với một quyết định được đưa ra trong công việc?
- Hãy kể cho chúng tôi về phút giây Anh/Chị mắc sai lầm.
- Kể cho chúng tôi nghe về một thời điểm Anh/Chị bị thất bại.
- Tại sao Anh/Chị rời bỏ công việc hiện tại?
- Vì sao Anh/Chị bị sa thải.
- Tại sao lại có quãng nghỉ trong công việc của Anh/Chị?
- Anh/Chị có thể giải thích cho tôi nghe vì sao Anh/Chị chuyển hướng nghề nghiệp không?
- Mức lương hiện tại của Anh/Chị là bao nhiêu?
- Ít nhất thì Anh/Chị thích điều gì ở công việc của mình?
- CÂU HỎI VỀ BẢN THÂN BẠN VÀ NHỮNG MỤC TIÊU CỦA BẠN
- Anh/Chị mong muốn điều gì trong công việc mới?
- Anh/Chị ưa thích loại môi trường làm việc như thế nào?
- Phong cách quản lý của Anh/Chị là gì?
- Sếp và những đồng nghiệp đã mô tả Anh/Chị ra sao?
- Anh/Chị giải quyết thế nào khi đối mặt với những tình huống căng thẳng hay áp lực?
- Ngoài công việc ra thì Anh/Chị có thích làm gì nữa?
- Anh/Chị có kế hoạch cho việc có em bé chưa?
- Anh/Chị ưu tiên thế nào cho công việc?
- Anh/Chị đam mê điều gì?
- Điều gì thúc đẩy Anh/Chị?
- Điều gì làm Anh/Chị không thích/ghét nhất?
- Anh/Chị mong muốn được quản lý như thế nào?
- Anh/Chị thấy mình ở đâu trong 5 năm tới?
- Ước mơ trong công việc của Anh/Chị là gì?
- Anh/Chị có hẹn phỏng vấn với công ty nào khác?
- Điều gì khiến Anh/Chị trở nên độc nhất?
- Tôi có nên biết thêm về những điều không nằm trong lý lịch của Anh/Chị không?
- CÂU HỎI VỀ CÔNG VIỆC
- CÁC CÂU HỎI KIỂM TRA NĂNG LỰC CỦA BẠN
- CÂU HỎI KẾT THÚC
CÁC MẪU CÂU HỎI TRUYỀN THỐNG
Những câu này được sử dụng thường xuyên thường là những thông tin cơ bản nhất mà người quản lý nhân sự muốn biết ở mỗi ứng viên như: Bạn là ai, vì sao bạn lại phù hợp với vị trí này, bạn giỏi trong lĩnh vực gì. Có lẽ bạn sẽ không được hỏi chính xác từng từ như trong câu hỏi nhưng nếu bạn đã có sẵn câu trả lời ở trong đầu thì bạn đã sẵn sàng chuẩn bị cho bất cứ thứ gì người phỏng vấn sẽ quăng vào bước đường của bạn.
Hãy kể tôi nghe về bản thân bạn
Câu hỏi này tưởng chừng đơn giản nhưng nó lại mang tính quyết định và rất nhiều người đã bỏ qua việc chuẩn bị kĩ càng cho nó. Đây là cách để bạn đương đầu với câu hỏi này: Đừng đưa ra toàn bộ lược sử công việc (hay cá nhân) của bạn mà thấy vào đó hãy nói sao cho thật xúc tích, thuyết phục. Điều đó thể hiện đích thị bạn hoàn toàn phù hợp với công việc đó ra sao. Nhà văn thơ kiêm cố vấn nghề nghiệp tại MIT, cô Lily Zhang khuyến cáo rằng chúng ta nên sử dụng câu ở thể theo trình tự hiện tại, quá khứ và tương lại. Hãy nói một chút về vai trò của bạn hiện tại (bao gồm phạm vi và một thành tựu to bư nào đó). Sau đó hãy đưa ra một vài kiến thức nền tảng cùng những kinh nghiệm đúc kết được giúp bạn đạt đến điều đó. Cuối cùng là chuyển sang vấn đề tại sao bạn muốn trở nên hoàn hảo hơn khi ở vị trí này.
Anh/Chị đã từng nghe qua về công việc này chưa?
Một câu hỏi nữa nghe có vẻ vô thưởng vô phạt nhưng đây thực sự là cơ hội hoàn hảo để bạn bày tỏ rõ sự khao khát, kết nối với công ty. Lấy ví dụ nếu như bạn tìm được một việc thời vụ cho một nhạc công thông qua một người bạn hay một mối liên hệ chuyên biệt nào đó, hãy nhắc đến tên người đó, sau đó hãy chia sẻ tại sao bạn lại thích công việc đó. Nếu bạn tìm được công tỷ thông qua một sự kiện hay một bài báo, hãy cứ nói ra. Thậm chí nếu như bạn tìm thấy nó trong bảng danh sách việc làm ngẫu nhiên, hãy nói tới điều đặc biệt gì đã thu hút bạn dừng mắt tại công việc này.
Tại sao bạn lại muốn cống hiến cho công ty này
Hãy cẩn trọng với những câu trả lời chung chung! Liệu những gì bạn nói có thể áp dụng cho hàng đống công ty khác, hay liệu rằng phần hồi đáp của bạn có thể làm cho bạn tựa tựa như các ứng viên còn lại, vậy là bạn vuột mất cơ hội làm nổi bật mình lên rồi! Zhang đã đề xuất một trong bốn chiến lược sau: Nghiên cứu của bạn có chỉ ra được điểm độc đáo nào ở công ty làm thu hút bạn không, hãy bàn về việc bạn đã theo dõi quá trình phát triển và thay đổi của công ty kể từ lần đầu tiên bạn biết đến nó, tập trung vào những cơ hội phát triển trong tương lai của tổ chức và bạn sẽ đóng góp ra sao cho sự phát triển đó, hay chia sẻ điều gì làm bạn hứng thú từ sự tương tác giữa các nhân viên. Bất kể bạn chọn lối đi nào vẫn hãy đảm bảo nó thật mạch lạc. Nếu như bạn không chỉ ra được lý do mình muốn vào làm tại công ty mình đang phỏng vấn cho đến khi bạn hoàn tất quá trình tuyển dụng? E là một lá cờ đỏ sẽ phất lên để nói với bạn rằng vị tri này không thích hợp.
Vì sao Anh/Chị lại muốn làm công việc này?
Lại nữa rồi, các công ty muốn thuê người thực sự có đam mê với công việc do đó bạn lẽ ra nên có câu trả lời trên cả tuyệt vời cho lý do bạn muốn vị trí đó. (Và nếu như bạn không muốn thì có lẽ là bạn nên nộp đơn ở một nơi nào khác).
Đầu tiên , hãy tìm ra một vài nhân tố chính đóng vai trò hoàn toàn phù hợp với bạn (ví dụ: “Tôi thích việc hỗ trợ khách hàng vì tôi yêu thích tương tác thường xuyên với nhiều người và cảm thấy được thỏa mãn khi giúp đỡ ai đó giải quyết được vấn đề.”). Sau đó hãy chia sẻ lý do bạn lại yêu thích công ty (ví dụ như “Tôi luôn luôn có đam mê với ngành giáo dục và tôi nghĩ là công ty mình đang làm rất tốt điều đó, vì vậy nên tôi muốn được là một phần trong đấy.”).
Tại sao Chúng tôi nên thuê Anh/Chị?
Đây là câu hỏi phỏng vấn có phần xấc xược (không có nghĩa nó mang tính hăm dọa đâu nha!) nhưng nếu như bạn được hỏi câu này, xin chúc mừng bạn thật may mắn đấy: Không có một sự khởi đầu nào tốt hơn cho bạn chào mời bản thân mình và những kỹ năng của riêng mình tới nhà quản lý tuyển dụng. Việc của bạn ở đây là gói gọn câu trả lời bao hàm ba thứ sau: Đó là bạn không chỉ là cái máy chỉ biết làm việc mà còn cho ra những kết quả hơn cả mong đợi; là… bạn thực sự sẽ hòa hợp với team cũng như văn hóa công ty; và bạn là một khoản thuê mướn tốt hơn bất cứ ứng viên nào khác.
Bạn có thể đem lại gì cho công ty chúng tôi?
Khi các phỏng vấn viên hỏi câu này tức họ không chỉ muốn nghe về tiểu sử của bạn mà họ còn muốn xem bạn hiểu tới đâu những vấn đề và thách thức à công ty hay phòng ban đang phải đối mặt cũng như bạn sẽ làm thế nào để thích nghi với tổ chức hiện tại. Hãy đọc tỉ mỉ bảng mô tả công việc, thực hiện nghiên cứu về công ty, và đảm bảo bạn tập trung cao độ trong buổi phỏng vấn sơ loại nhằm nghiệm ra bạn đang được thuê để giải quyết vụ việc gì. Kế đó, chìa khóa để mở cánh cửa ở đây là kết nối các kỹ năng và kinh nghiệm của bạn với những gì công ty cần, san sẻ về một ví dụ mà cho thấy rằng bạn đã từng làm việc tương tự hay có thể chuyển giao trong quá khứ.
Thế mạnh nổi trội nhất của Anh/Chị là gì?
Đây là một câu hỏi mở để bạn nói về những điều khiến bạn trở nên tuyệt vời – và hoàn toàn phù hợp với vai trò đó. Khi bạn đang trả lời câu hỏi này, hãy nghĩ đến chất hơn số lượng. Hay nói một cách khác, đừng bun ra một loạt các tính từ mà thay vào đó hãy nhặt một hoặc một vài (tùy thuộc vào câu hỏi) tính chất cụ thể có liên quan đến vị trí này và kèm ví dụ minh họa. Những câu chuyện luôn dễ nhớ hơn là nói khách quát. Và nếu như bạn có điều gì đó muốn đề cập đến bởi nó đánh bật bạn lên khỏi các ứng viên mà chưa bạn chưa có cơ hội trước đó thì đây có thể là một dịp hoàn hảo.
Vậy còn điểm yếu của Anh/Chị thì sao?
Điều mà phỏng vấn viên đang cố gắng làm trong câu hỏi này thực sự không có gì ngoài việc bằng mọi giá xác định những lá cờ đỏ trọng tâm – nhằm đo đạc sự tự nhìn nhận bản thân và tính trung thực bên trong bạn. Vì vậy nên, câu nói “ Tôi không thể cam chịu một giới hạn nào để cứu lấy cuộc đời mình” không phải là một lựa chọn lúc này càng không phải là “Không có gì cả! Tôi rất hoàn hảo!.” Hãy tự soi xét một cách công bằng bằng cách nghĩ về điều khiến bạn đang đấu tranh nhưng bạn đang nỗ lực để cải thiện. Lấy ví dụ, có thể nói trước đám đông chưa bao giờ là điểm mạnh của bạn nhưng gần đây bạn đã tình nguyện dẫn các cuộc họp nhằm giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn khi đối thoại trước đám đông.
HỎI VỀ TIỂU SỬ LÀM VIỆC CỦA BẠN
Cốt lõi của bất kỳ buổi phỏng vấn xin việc nào đều là bản lý lịch trong công việc của bạn: Những gì bạn đã đạt được, làm cách nào bạn thành công hay thất bại (bạn đã giải quyết nó như thế nào) và bạn cư xử trong môi trường làm việc thục tế ra sao. Nếu như bạn chuẩn bị trước một vài mẩu chuyện linh hoạt để kể veef lịch sử trong công việc và thực hành trả lời các câu hỏi về hành vi thì bạn sẽ sẵn sàng để bước tiếp rồi đó.
Trong sự nghiệp của mình, Anh/Chị đạt được những thành tựu gì tuyệt vời nhất?
Không gì có thể nói “Hãy thuê tôi đây này” tốt hơn một bản lý lịch với những kết quả đạt được đáng kinh ngạc trong quá khứ, vậy nên đừng tỏ ra ngại ngùng khi trả lời câu hỏi thế này nhé! Cách tuyệt vời để thực hiện điều đó là sử dụng phương pháp STAR: Situation (tình huống), task (tác vụ), action (hành động), results (kết quả). Hãy thiết lập nên tình huống và tác vụ mà bạn được yêu cầu phải hoàn tất nhằm cung cấp bối cảnh nền cho phỏng vấn viên (Thí dụ, công việc gần đây nhất của tôi là phân tích cấp thấp vai trò của tôi trong việc này quản lý quá trình lập hóa đơn), sau đó mô tả bạn đã làm gì (action, hành động) và bạn đã đạt được gì (kết quả, results): “Trong vòng một tháng, tôi đã tinh giản quá trình, điều này đã giúp cho đội nhóm của tôi tiết kiệm được mười giờ đồng hồ mỗi người và làm giảm các sai sót trong hóa đơn đến 25% .
Hãy nói cho chúng tôi nghe về một thử thách hay một xung đột nào đó mà Anh/Chị phải đối mặt trong công việc và cách Anh/ Chị vượt qua nó
Có lẽ bạn sẽ không háo hức khi được hỏi đến những xung đột từng có trong công việc khi đang phỏng vấn. Tuy nhiên khi bạn được hỏi trực tiếp thì đừng vờ như là bạn chưa bao giờ bị. Hãy thành thật về một tình cảnh khó khăn mà bạn đã phải đối mặt (cũng đừng đi vào quá chi tiết như thể bạn tọc mạch với một người bạn). “Người đưa ra câu hỏi này phần nhiều chỉ muốn tìm kiếm dấu hiệu cho thấy rằng bạn sẵn sàng đối mặt với những vấn đề trực diện như thế này và một lòng thành thật nỗ lực ra sức giải quyết.” ” – Richard Moy, một cựu tuyển dụng cho hay. Cố giữ sự bình tĩnh và chuyên nghiệp khi bạn kể chuyện (cũng như trả lời những câu hỏi theo sau đó), dành nhiều thời gian để nói về giải pháp hơn là cuộc mâu thuẫn và đề cập những điều bạn muốn làm khác đi ở lần tới để chứng tỏ rằng “bạn sẽ mở lòng ra học hỏi từ những trải nghiệm chua chát đó”.
Hãy kể cho chúng tôi nghe về khoảng thời gian Anh/Chị thể hiện khả năng lãnh đạo.
Bạn không cần phải có một danh xưng đặc biệt để có thể hành động như một nhà lãnh đạo hay phô diễn các kỹ năng lãnh đạo. Chỉ cần quay về thời điểm bạn từng dẫn đầu một dự án, lấy sáng kiến để đưa ra một phương án dự trù hay giúp team lên tinh thần để đạt được điều gì đó. Sau đấy dùng phương pháp STAR để kể phỏng vấn viên của bạn một câu chuyện, đưa ra đủ các chi tiết để vẽ nên một bức tranh (nhưng cũng đừng quá nhiều đến nỗi bạn bắt đầu lan man) và chắc nịch rằng bạn bạn có thể đánh vần ra được kết quả. Hay nói cách khác là bạn thông suốt được nguyên nhân vì sao bạn lại kể câu chuyện đặc biệt này và kết nối toàn bộ các dấu chấm này cho người phỏng vấn.
Khi nào Anh/Chị thể hiện sự không đồng tình với một quyết định được đưa ra trong công việc?
Chuyện vui lý tưởng ở đây nằm ở cách bạn xử lý bất đồng một cách chuyên nghiệp và học được thứ gì đó từ kinh nghiệm. Cô Zhang khuyến cáo trong tường hợp này tập trung đáng kể vào cách bạn khởi đầu và kết thúc phần giải đáp của bản thân. Để mở đầu, hãy tuyên bố thật ngắn gọn để hệ thống các phần còn lại của câu trả lời, một là những cái gật đầu đồng tình không ngớt hay là lý do vì sao bạn lại kể câu chuyện này. Ví dụ: “Tôi sớm ngộ ra rằng trong nghiệp chuyên môn của mình rằng thật tốt để không đồng ý nếu như bạn có thể khôi phục lại cảm tính của mình với dữ liệu.” Và để kết thúc mạnh mẽ, bạn có thể hoặc tóm tắt ngắn gọn trong một câu (“Nói tóm lại…”) hoặc nói một cách ngắn gọn về những điều bạn học hỏi và đạt được từ trải nghiệm này sẽ giúp bạn như thế nào trong vai trò mà bạn đang phỏng vấn.
Hãy kể cho chúng tôi về phút giây Anh/Chị mắc sai lầm.
Có lẽ bạn sẽ không quá hào hứng để đào sâu vào những lỗi lầm trong quá khứ khi bạn đang cố gây ấn tượng với nhà phỏng vấn và kiếm được việc làm. Moys nói rằng, khi nói về một lỗi lầm và thắng một ai thường không quá loại trừ lẫn nhau. Trên thực tế nếu bạn làm đúng, nó có thể nâng đỡ bạn. Mấu chốt là hãy thành thật không cần phải đặt sự xấu hổ lên người khác, sau đó giải thích những gì bạn nghiệm ra được từ sai lầm chính bản thân và bạn sẽ đưa ra hành động ra sao để chắc chắn là nó sẽ không xảy ra lần nào nữa. Đến cuối ngày, nhà tuyển dụng sẽ tìm kiếm những người biết tự nhìn nhận bản thân, có thể đưa ra phản hồi, và quan tâm đến việc làm gì để tốt hơn.
Kể cho chúng tôi nghe về một thời điểm Anh/Chị bị thất bại.
Câu hỏi này tương tự với câu mắc sai lầm ở trên, và bạn nên bắt đầu giải quyết câu trả lời của mình theo cùng một cách. Chắc chắn rằng bạn chọn một thất bại có thật để mình có thể nói một cách trung thực về nó. Khởi đầu bằng việc nói rõ với người phỏng vấn bạn định nghĩa thế nào về thất bại. Ví dụ: “Là một người quản lý, mỗi khi bị bất ngờ ập đến, tôi sẽ xem xét đó như là một thất bại. Tôi ra sức nhận biết điều gì đang xảy ra với team của mình và công việc của họ”. Sau đó hãy kể lại câu chuyện của mình nhằm định nghĩa và giải thích chuyện gì đã xảy ra. Cuối cùng là, đừng quên san sẻ lại những gì bạn đã học được. Thất bại là chuyện bình thường- ai trong cuộc đời đôi lúc cũng đều mắc phải – nhưng quan trọng là bạn đã rút ra được gì từ trải nghiệm đó.
Tại sao Anh/Chị rời bỏ công việc hiện tại?
Đây là một câu hỏi hiểm hóc mà chắc chắn rằng bạn sẽ được hỏi đến. Hiển nhiên hãy giữ mọi thứ thật lạc quan – bạn cũng không được lợi gì từ việc kể xấu người chủ hiện tại. Thay vào đó, hãy khuôn khổ mọi thứ theo một cách cho thấy rằng bạn khao khát đón lấy cơ hội mới và vị trí mà bạn đang phỏng vấn thích hợp hơn với bạn. Lấy ví dụ “Tôi thực sự muốn tham gia vào việc phát triển sản phẩm từ đầu đến cuối, và tôi biết là mình sẽ có cơ hội đó ở ngay đây.” Và nếu như bạn đã rời bỏ công việc gần đây nhất thì một câu giản đơn như: “Rất tiếc là tôi đã rời khỏi nó” là hoàn toàn có thể chấp nhận được.
Vì sao Anh/Chị bị sa thải.
Tất nhiên là họ có thể hỏi các câu theo sau: Tại sao bạn lại rời đi? Nếu như bạn mất việc do bị sa thải, đơn giản bạn có thể nói là “Công ty [tái cơ cấu/ hợp nhất/ bị mua lại] và thật không may là [vai trò của tôi/ phòng ban tôi công tác] bị loại bỏ. Nhưng rủi gì bạn bị đuổi vì lý do hiệu suất thì sao? Màn đánh cược tốt nhất với bạn lúc này là tỏ ra thành thật (sau tất cả thì thế giới tìm kiếm việc làm thật nhỏ bé). Tuy nhiên cũng không đến mức làm một tên phá vỡ luật định. Hãy bố cục nó như là một kinh nghiệm đáng học hỏi: San sẻ rằng bạn đã trưởng thành ra sao và kết quả là cách bạn tiếp cận với công việc và cuộc sống hiện tại ra sao.Thậm chí sẽ tốt hơn nếu như bạn có thể phác họa sự trưởng thành của mình như là một lợi thế cho công việc tiếp theo này.
Tại sao lại có quãng nghỉ trong công việc của Anh/Chị?
Có thể là bạn phải chăm sóc con nhỏ hay cha mẹ già, giải quyết vấn đề sức khỏe hay du lịch thế giới. Có thể là bạn đã tốn nhiều thời gian để tìm kiếm một công việc phù hợp. Bất kể lý do đó là gì, bạn cũng nên chuẩn bị để nói đến vấn đề đó trong sơ yếu lý lịch. Tập nói to thành tiếng câu trả lời của bạn một cách nghiêm túc. Điểm mấu chốt ở đây vẫn là sự thành thật, dẫu vậy, điều đó cũng không có nghĩa là bạn cần “share” chi tiết hơn mức mà bạn cảm thấy thoải mái. Nếu có các kỹ năng hay những phẩm chất bạn đã rèn luyện được hoặc đạt được trong khoảng thời gian bạn xa rời công việc – dù cho qua việc làm tự nguyện, quán xuyến gia đình hay ứng phó với khủng hoảng cá nhân – Bạn vẫn có thể nói về nó hữu ích như thế nào để bạn trở nên kiệt xuất trong vai trò này.
Anh/Chị có thể giải thích cho tôi nghe vì sao Anh/Chị chuyển hướng nghề nghiệp không?
Đừng cảm thấy mất cân bằng bởi câu hỏi này, bạn chỉ việc hít một hơi thật sâu và giải thích với nhà quản lý tuyển dụng vì sao bạn lại quyết định chọn nghề này. Quan trọng hơn là, đưa ra một vài ví dụ về những trải nghiệm trước đó của bạn có thể chuyển đổi sang vai trò mới. Đây không nhất thiết là một kết nối trực tiếp, mà thực tế thì nó thường gây ấn tượng hơn rất nhiều khi một ứng viên có thể “show’ ra những kinh nghiệm tưởng chừng hổng liên quan mà lại liên quan vô cùng.
Mức lương hiện tại của Anh/Chị là bao nhiêu?
Hiện nay việc hỏi về lược sử lương bổng bị cấm đối với một số hoặc toàn bộ chủ doanh nghiệp ở một số thành phố và tiểu bang, bao gồm thành phố New York, Louisville, North Carolina; California và Massachusett. Thế nhưng bất luận là bạn sống ở đâu thì chúng ta cũng có thể trở nên căng thẳng khi nghe hỏi đến câu này. Đừng thấy vậy rồi hoảng nhe- Các chiến lược khả thi sau bạn có thể thay đổi. Ví dụ, bạn có thể “bẻ lái” câu hỏi, Emily Liou, chuyên đào tạo hướng nghiệp Muse nói thế này, với một phản hồi kiểu như: “Trước khi bàn về vấn đề lương bổng thì tôi muốn biết nhiều hơn về đòi hỏi của công việc này. Tôi đã thực hiện nhiều cuộc nghiên cứu tại (tên công ty) và tôi chắc rằng nó sẽ phù hợp, khi ấy chúng ta có thể đi đến thống nhất một con số công bằng và mang tính cạnh tranh cho cả đôi bên.” Bạn có thể điều chỉnh lại câu hỏi xoay quanh kỳ vọng của bản thân về mức lương hay các đề nghị (xem câu hỏi 38) hoặc là lựa chọn ra để tiết lộ con số mà nghĩ là đáp ứng được kỳ vọng của mình.
Ít nhất thì Anh/Chị thích điều gì ở công việc của mình?
Hãy cư xử cho thận trọng ở đây!! Điều cuối cùng bạn muốn làm là để phần trả lời của mình đổi thành một trận cuồng phong về công ty tồi tệ hiện giờ của bạn hay bạn ghét chủ mình/ một đồng nghiệp nào đó bao nhiêu. Cách dễ dàng nhất để xử lý câu hỏi này với sự đỉnh đạc là tập trung vào cơ hội nghề nghiệp bạn đang phỏng vấn, cái mà ở công việc hiện tại không có để nhận lời đề nghị vào làm. Bạn có thể giữ nhịp cuộc nói chuyện trong trạng thái tích cực và nhấn mạnh lý do bạn lại hứng thú với công việc đó.
CÂU HỎI VỀ BẢN THÂN BẠN VÀ NHỮNG MỤC TIÊU CỦA BẠN
Phải chăng một khía cạnh quan trọng khác của một cuộc phỏng vấn là biết về ứng viên. Chả trách mà bạn hầu như hay đụng độ phải các câu hỏi về công việc của bạn thế nào? Bạn mong chờ điều gì ở..(công việc, đội nhóm, công ty và người quản lý) còn mục tiêu của bạn là gì nữa. Đây là một dấu hiệu khả quan cho thấy phỏng vấn viên muốn chắc chắn bạn sẽ là một phần phù hợp – muốn kết nạp vào team. Tận dụng nó như một cơ hội đi nào!
Anh/Chị mong muốn điều gì trong công việc mới?
Nhắc nhẹ các bạn là: hãy trình bày cụ thể những điều tương tự mà vị trí này đã đề ra.
Anh/Chị ưa thích loại môi trường làm việc như thế nào?
Nhắc nhẹ cái nữa là trình bày một điểm tương đồng với môi trường trong công ty mà bạn đang phỏng vấn.
Phong cách quản lý của Anh/Chị là gì?
Những người quản lý tốt nhất thường mạnh mẽ nhưng mềm dẻo, linh hoạt. Và đó chính xác là những gì bạn muốn phô ra trong câu trả lời của mình. (Kiểu như “Mặc dầu mỗi tình huống và mỗi thành viên trong nhóm đòi hỏi có chút khác biệt trong chiến lược, nhưng tôi có xu hướng tiếp cận các mối quan hệ của nhân viên mình như thể một người huấn luyện…”). Sau đó hãy chia sẻ dăm ba khoảnh khắc bạn quản lý tốt nhất, có thể là khi bạn mở rộng đội nhóm của mình từ 5 lên đến 15 người hay đào tạo một nhân viên hiệu suất kém trở thành một trong những “Cây Sale đứng đầu” của công ty.
Sếp và những đồng nghiệp đã mô tả Anh/Chị ra sao?
Trước tiên, hãy trung thực (luôn nhớ rằng nếu bạn đã vào vòng cuối, người quản lý tuyển dụng sẽ gọi cho sếp cũ và đồng nghiệp của bạn để tham chiếu!). Kế đến cố gắng rút ra những điểm mạnh đặc sắc mà bạn chưa từng bàn luận tới ở các góc cạnh trước đó của cuộc phỏng vấn, chẳng hạn như đạo đức nghề nghiệp vững chắc hay sự sẵn lòng lăn xả vào những dự án khác khi cần.
Anh/Chị giải quyết thế nào khi đối mặt với những tình huống căng thẳng hay áp lực?
Đây là một câu hỏi khác có thể làm bạn cảm thấy thôi thúc muốn lảng tránh trong nỗ lực nhằm chứng tỏ mình là ứng viên thích hợp nhất có thể xử lý bất kể thứ gì. Thế nhưng có môt thứ quan trọng mong bạn đừng bỏ lỡ (ví dụ, đừng nói là “Toi chỉ cúi đầu mình xuống và vượt qua nó” hay “tôi không bị căng thẳng”). Thay vì vậy, hãy nói về những chiến lược đi đầu bạn hay dùng để giải quyết căng thẳng. (dẫu cho đó là việc ngẫm nghĩ 10 phút mỗi ngày hay chắc hẳn là một cuốc chạy bộ vòng quanh hoặc là lập một to-do list siêu chi tiết) và cách mà bạn giao tiếp hoặc nếu không thì chủ động ra sức giảm bớt áp lực. Sẽ càng tốt hơn nếu như bạn có thể đưa ra một ví dụ thực sự về một tình huống căng thẳng mà bạn đã lèo lái thành công.
Ngoài công việc ra thì Anh/Chị có thích làm gì nữa?
Những nhà phỏng vấn đôi lúc cũng hay hỏi về sở thích, thú vui tiêu khiển bên ngoài công việc để hiểu hơn bạn một chút – nhằm khám phá bạn đam mê điều gì và dành trọn vẹn thời gian cho nó những lúc ngoài giờ. Nó là một cơ hội khác để cá tính của bạn trỗi dậy và tỏa sáng. Trung thực mà nói, chuyên nghiệp luôn cần, ý tứ từng câu. Điều đó có thể nghe có vẻ như là bạn đang sắp sửa dành toàn bộ thời gian của mình tập trung vào một thứ khác ngoài công việc bạn đang ứng tuyển.
Anh/Chị có kế hoạch cho việc có em bé chưa?
Các câu hỏi về tình trạng hôn nhân, giới tính (Bạn sẽ xử lý ra sao khi quản lý một nhóm toàn là nam?”), quốc tịch (“Bạn sinh ra ở nơi nào trên hành tinh này?”) tôn giáo, hay vi phạm tuổi lao động – thế nhưng chúng vẫn được hỏi (và thường xuyên). Tất nhiên, không hẳn đã có ác ý gì đâu – có thể người phỏng vấn chỉ muốn cho có cái để nói chuyện mà không nhận ra những điều này là vượt giới hạn – nhưng bạn nhất định nên buộc bất kỳ câu hỏi nào liên quan tới đời sống cá nhân của mình (hay bất cứ thứ gì bạn nghĩ có thể không liên quan) trở về với công việc trong tầm tay. Đối với câu hỏi này, hãy nghĩ là “Anh/Chị biết đấy, tôi vẫn chưa hẳn ở đó hoàn toàn. Tuy nhiên tôi lại rất hứng thú với con đường sự nghiệp của mình tại công ty này. Anh/Chị có thể nói cho tôi biết nhiều hơn nữa được chứ?”
Anh/Chị ưu tiên thế nào cho công việc?
Phỏng vấn viên muốn biết liệu rằng bạn có thể quản lý thời gian, thực hành phán đoán, truyền đạt và vô số khi cần hay không đấy. Bắt đầu bằng việc nói đến một hệ thống bất kỳ mà bạn thấy hiệu quả cho bạn lập kế hoạch theo ngày hoặc theo tuần, dẫu cho đó là một ứng dụng to-do list bạn tin tưởng hay một bảng tính mã màu đi nữa. Chỗ này bạn nhất định sẽ muốn vịn vào một ví dụ thực tiễn. Vậy nên hãy cứ tiếp tục mô tả cách bạn phản ứng thế nào với một đề nghị vào phút cuối hay sự hoán đổi thứ tự ưu tiên không mong đợi trong quá khứ, kết hợp với việc bạn tính toán và quyết định những gì cần làm và truyền đạt thế nào với cấp trên và/ hoặc đồng đội của mình về điều đó.
Anh/Chị đam mê điều gì?
Bạn không phải là một con robot được lập trình sẵn để làm công việc của mình sau đó thì tắt điện. Bạn là một cá nhân, một loài có trí tuệ, và giả sử như ai đó hỏi bạn về câu hỏi này trong một cuộc phỏng vấn, thì có thể là vì họ muốn biết nhiều hơn về bạn. Câu trả lời có thể được cân chỉnh trực tiếp với thể loại công việc mà bạn đang theo đuổi – ví dụ, chẳng hạn như bạn đang ứng tuyển vào vị trí chuyên viên thiết kế đồ họa và dành toàn bộ thời gian rảnh của mình để sáng tạo các tranh ảnh minh họa và mường tượng hóa dữ liệu để post lên Instagram.
Mặc dù vậy bạn cũng đừng e ngại khi nói về một sở thích khác biệt so với công việc thường ngày. Điểm cộng ở đây là nếu như bạn có thể “cất một bước tiến xa hơn nữa và móc nối với việc niềm đam mê đó sẽ biến bạn thành một ứng viên xuất sắc cho vị trí bạn đang apply như thế nào” -Muse, chuyên viên hướng nghiệp Al Dea nói vậy. Giả sử bạn là nhân viên lập trình yêu thích việc nướng bánh, bạn có thể nói về khả năng vừa sáng tạo vừa cung cấp thông tin việc tiếp cận mã hoàn toàn chính xác.
Điều gì thúc đẩy Anh/Chị?
Trước khi trả lời trong hoảng loạn câu hỏi giống như có sự thăm dò bên trong đấy, hãy cân nhắc xem phỏng vấn viên muốn chắc chắn rằng bạn yêu thích công việc này trong công ty này, và rằng bạn sẽ có động lực để thành công nếu như họ chọn bạn. Do đó, hãy quay ngược lại nghĩ đến những gì đã tiếp thêm sinh lực cho bạn ở các vai trò trước đó đồng thời định vị chính xác điểm gì khiến cho mắt bạn sáng lên khi đọc bảng mô tả công việc này. Túm lấy nó ngay và đảm bảo nó có liên quan đến công việc và công ty mà bạn đang ứng tuyển, cố gắng dệt nên một câu chuyện nhằm hình dung quan điểm của bạn. Nếu bạn thật lòng (cái bạn nên có), máu nhiệt huyết của bạn sẽ hiện lên thấy rõ.
Điều gì làm Anh/Chị không thích/ghét nhất?
Lại là một câu hỏi khác nghe như có cả một bãi mìn trong đấy ấy nhỉ!! Êu.. Thuy nhiên bạn sẽ dễ dàng định hướng hơn nếu như biết được tại sao phỏng vấn viên lại đi hỏi nó. Giống như hầu hết, họ muốn chắc chắn rằng bạn sẽ tăng trưởng vượt trội tại công ty của họ và sơ lược về cách bạn giải quyết với mâu thuẫn. Vậy nên bạn hãy chọn một thứ, đảm bảo rằng nó không đi ngược lại với văn hóa và môi trường của tổ chức nhưng vẫn trung thực. Cố gắng hết sức giữ bình tĩnh và điềm tĩnh khi giải thích lý do, và bạn đã làm những gì để chỉ nó ra trong quá khứ.
Anh/Chị mong muốn được quản lý như thế nào?
Một câu hỏi khác nhằm tìm kiếm sự phù hợp từ góc nhìn cá nhân của công ty và cả chính bạn. Hãy nghĩ đến điều gì hữu hiệu với bạn trong quá trong quá khứ và điều gì không. Các sếp trước đó đã làm những gì để vực dậy tinh thần bạn và giúp đỡ bạn thành công và phát triển? Chọn một hoặc hai cái để tập trung vào đấy và diễn đạt chúng thật mạch lạc, ăn rơ với nhau trong khuôn khổ tích cực (Ngay cả khi ưu tiên của bạn đến từ một trải nghiệm mà quản lý của bạn đã hành xử theo cách ngược lại, hãy phát biểu nó ra như những gì bạn muốn ở người quản lý cần làm). Nếu như bạn có thể đưa ra một ví dụ lạc quan từ một ví sếp tuyệt vời, câu trả lời của bạn có khi còn vững chắc hơn.
Anh/Chị thấy mình ở đâu trong 5 năm tới?
Nếu như được hỏi đến câu này, bạn hãy thật trung thực và cụ thể về mục tiêu trong tương lai của mình, tuy nhiên cũng cần cân nhắc những điều sau: Một quản lý tuyển dụng muốn biết a) liệu bạn có đặt kỳ vọng thực tiễn cho nghề nghiệp của mình, b) liệu bạn có hoài bão (a.k.a, cuộc phỏng vấn này không phải là lần đầu bạn cân nhắc đến câu hỏi này), và c) liêu vị trí này có ngang xứng với mục tiêu và sự phát triển của bạn. Lựa chọn tốt nhất của bạn lúc này là nghĩ thật thực tế vị trí này sẽ đưa bạn đến đâu và trả lời theo những dòng này. Và nếu như nếu như vị trí này không nhất thiết phải là tấm vé một chiều cho nguyện vọng của bạn? Thật tốt để nói rằng bạn hoàn toàn không chắc chắn tương lai nắm giữ những gì, nhưng bạn cũng thấy rằng kinh nghiệm này đóng vai trò quan trọng trong việc giúp bạn đưa ra quyết định.
Ước mơ trong công việc của Anh/Chị là gì?
Cùng với các dòng tương tự thì phỏng vấn viên muốn khám phá xem vị trí này có thực sự thống nhất với mục tiêu nghề nghiệp cuối cùng hay không. Trông khi “Một ngôi sao NBA” có thể khiến bạn mắc cười nhưng tốt hơn hết là bạn nên nói về mục tiêu và hoài bão của mình và đó là lý do khiến cho công việc này giúp bạn chạm gần hơn đến chúng.
Anh/Chị có hẹn phỏng vấn với công ty nào khác?
Vì một vài nguyên do, các công ty có thể hỏi bạn đang phỏng vấn với những công ty nào. Có thể là họ muốn thấy độ nghiêm túc của bạn đối với vai trò và đội nhóm này (hay thậm chí là lĩnh vực này) hay họ đang cố gắng tìm xem mình đang cạnh tranh với những ai để thuê được bạn. Một mặt bạn muốn thổ lộ sự nhiệt huyết đối với công việc đó, nhưng bên cạnh đó bạn không muốn đem đến cho công ty bất kỳ một đòn bẩy nào khác mà nó đã sẵn có bằng cách nói họ rằng không có ai đang cùng theo đuổi cả. Tùy thuộc vào nơi bạn đang tìm kiếm, bạn có thể bàn về việc đăng ký hoặc phỏng vấn cho một vài vai trò có cùng điểm chung XYZ sau đó hãy đề cập đến vì sao và thế nào mà công việc này đặc biệt phù hợp hơn cả.
Điều gì khiến Anh/Chị trở nên độc nhất?
“Họ thực sự muốn biết về câu trả lời”. Dea cam kết như thế. Cung cấp cho họ một nguyên nhân để đưa bạn ra khỏi nhóm những ứng viên na ná khác. Điều cốt yếu để giữ cho câu trả lời của bạn liên quan đến vai trò mà bạn đăng ký. Vậy nên sự thật dù bạn chạy được 1,609 km trong vòng 6 phút hay nghiền nát những thử thách vặt vãnh có lẽ cũng không giúp cho bạn có được công việc (nhưng khoan đã nhé, nó còn tùy thuộc vào công việc nữa). Hãy tận dụng cơ hội này để nói với họ vài lợi thế hơn hẵn hơn người cạnh tranh với bạn cho vị trí này. Để chỉ ra được đó là gì, bạn có thể hỏi một vài đồng nghiệp trước đó , nghĩ về mẫu phản hồi bạn từng thấy qua khi nhận về, hay cố gắng chắt lọc lý tại sao mọi người lại có xu hướng chuyển sang bạn. Chỉ tập trung vào một hoặc hai điều thôi nhé và đừng quên đính kèm những gì bạn nói với bằng chứng hẳn hoi.
Tôi có nên biết thêm về những điều không nằm trong lý lịch của Anh/Chị không?
Đây là tín hiệu tốt cho thấy nhà tuyển dụng hay quản lý tuyển dụng quan tâm đến nhiều thứ hơn là chỉ những điều có trong sơ yếu lý lịch của bạn. Điều đó có thể có nghĩa là họ đã nhìn vào lý lịch của bạn, nghĩ là bạn có lẽ sẽ phù hợp với vai trò đó và muốn biết nhiều hơn về bạn. Để làm cho câu hỏi mở này dễ kiểm soát hơn một chút, bạn hãy thử thảo luận về một tính cách tích cực, một câu chuyện hay một chi tiết tiết lộ chút đỉnh về bạn và kinh nghiệm mình có, hay một sứ mệnh, một mục tiêu làm bạn hào hứng ở vai trò hoặc công ty này.
CÂU HỎI VỀ CÔNG VIỆC
Đến cuối ngày thì những con người ở bên kia chiến tuyến tuyển dụng muốn đảm bảo rằng bạn có thể đảm nhận được vai trò này. Điều đó có nghĩa là họ có thể hỏi bạn các câu hỏi mang tính hậu cần nhằm đảm bảo thời gian và các yếu tố khác ăn khớp với nhau và có thể cho bạn mường tượng ra được bạn sẽ làm những gì sau khi bắt đầu.
Trong 30, 60, 90 ngày đầu tiên sẽ ra sao khi Anh/Chị ở vai trò này?
Vị sếp tương lai tiềm năng này (hay ai đó hỏi bạn câu hỏi này) hẳn là muốn biết về việc nghiên cứu bạn đã làm, đưa ra một vài suy nghĩ cách thức bạn bắt đầu và có thể tự khởi xướng nếu may mắn được chọn. Vì vậy hãy nghĩ đến các thông tin nào và những khía cạnh nào của công ty và đội nhóm, bạn cần phải làm quen với nó, còn những đồng nghiệp nào bạn muốn ngồi cạnh và nói chuyện cùng. Bạn cũng có thể đề xuất một dự án có thể bắt đầu nhằm cho thấy rằng bạn đã sẵn sàng làm việc ngay lập tức và sớm góp sức mình. Đây sẽ không nhất thiết là thứ bạn làm đầu tiên khi có được công việc nhưng lại là một câu trả lời khá tốt để chứng minh bạn là người chu đáo và biết quan tâm.
Anh/Chị mong đợi mức lương bao nhiêu?
Nguyên tắc thứ nhất để trả lời câu hỏi này là: Chỉ ra mức lương đề nghị trước thời hạn. Thực hiện nghiên cứu khoản thù lao trên các vị trí tương tự bằng cách sử dụng trang PayScale và gọi đến hỗ trợ mạng lưới của bạn. Hãy chắc chắn đã đưa kinh nghiệm, học vấn, những kỹ năng và nhu cầu cá nhân vào con số đó! Từ đó, Chuyên gia hướng nghiệp tại Muse Jennifer Fink đã đề xuất việc lựa chọn từ một trong ba chiến lược sau đây:
- Đưa ra một khoảng lương: nhưng nhớ giữ đáy hạng mức bạn đưa ra hướng về phía trung bình cho đến cao cho những gì bạn thực sự mong đợi, Fink nói thế.
- Lật ngược lại câu hỏi: Thử dùng một câu như là “Đó là một câu hỏi tuyệt vời và sẽ thật hữu ích nếu như Anh/Chị có thể chia sẻ về mức lương cho vị trí này”. Fink nói.
- Trì hoãn câu trả lời: Hãy nói cho phỏng vấn viên rằng bạn muốn biết nhiều hơn về vai trò và các phần còn lại của gói bù trừ trước khi thảo luận đến mức thù lao.
Theo Anh/Chị thì chúng tôi có thể làm gì để tốt hơn hay khác đi?
Câu hỏi này có thể thực sự gây tổn hại cho bạn. Làm thế nào để đưa ra một câu trả lời đa nội dung mà không gây xúc phạm đến công ty hay tệ hơn là người bạn đang nói chuyện? Tốt nhất, hãy hít một hơi thật sâu. Sau đó bắt đầu phần phản hồi của mình với điều gì đó tích cực về công ty hay cụ thể một sản phẩm mà bạn được yêu cầu bàn luận về nó. Khi bạn sẵn sàng đưa ra những góp ý mang tính xây dựng, hãy cung cấp vài thông tin dựa trên quan điểm bạn là người mang lại lợi ích và giải thích nguyên do bạn thay đổi điều mình đang đề xuất (lý tưởng hơn hết là dựa trên vài kinh nghiệm trước đó hay bằng chứng khác). Và nếu như bạn kết thúc với một câu hỏi, bạn có thể cho họ thấy sự hiếu kỳ của mình đối với công ty hay sản phẩm và mở ra các quan điểm khác. Hãy thử: “Anh/Chị đã xem xét việc thăm dò đó ở đây chưa? Tôi rất muốn biết thêm về tiến trình của Anh/Chị”.
Khi nào thì Anh/Chị có thể bắt đầu công việc?
Mục tiêu của bạn ở đây là thiết lập những kỳ vọng thực tiễn sẽ sẽ mang lại hiệu quả cho cả bạn và công ty. Chính xác đó là gì thì sẽ tùy thuộc vào tình huống cụ thể bạn trong đấy. Nếu như bạn sẵn sàng bắt đầu vào làm ngay – Giả dụ như bạn đang thất nghiệp – bạn có thể đề nghị bắt đầu ngay trong tuần. Nhưng nếu như bạn cần thông báo cho người chủ hiện tại, cũng đừng ngại nói như thế; mọi người sẽ hiểu và tôn trọng dự định kết thúc ngay sau đó của bạn. Chuyện muốn có quãng nghỉ xả hơi giữa các công việc cũng là điều chính đáng, mặc dù có lẽ bạn muốn nói rằng bạn có “những việc cần làm đã lên lịch trước đó để thực hiện” đồng thời cố gắng linh hoạt nếu như họ thực sự cần một ai đó bắt đầu sớm hơn chút.
Anh/Chị có sẵn lòng di chuyển chỗ ở không?
Mặc dù câu hỏi này nghe có vẻ như một câu hỏi yes-no đơn giản nhưng nó thường phức tạp hơn chút. Kịch bản giản đơn nhất là bạn mở lòng hết mình để chuyển chỗ ở và sẽ sẵn sàng làm điều đó để nắm lấy cơ hội này. Nhưng liệu câu trả lời là không hoặc ít ra không phải ngay lúc này thì sao? Bạn có thể lặp lại niềm nhiệt huyết của mình đối với vai trò đó, giải thích ngắn gọn tại sao bạn không thể di dời chỗ ở vào lúc này, bên cạnh đó đề xuất một giải pháp thay thế như làm việc từ xa hay bên ngoài văn phòng chính. Đôi khi nó không hẵn đã rạch ròi, dứt khoát và điều đó không sao cả. Bạn có thể nói rằng bạn thích ở lại vì lý do xyz, nhưng bạn sẵn sàng cân nhắc chuyển địa điểm vào thời điểm thích hợp.
CÁC CÂU HỎI KIỂM TRA NĂNG LỰC CỦA BẠN
Tùy theo kiểu cách của người phỏng vấn và công ty mà bạn có thể nhận một số câu hỏi khá kỳ quặc. Họ thường kiểm tra cách bạn nghĩ qua vài thứ ở ngay tại đó. Bạn cũng đừng quá lo lắng, hãy dành một ít phút suy nghĩ và ghi nhớ rằng, không có câu trả lời hoặc cách giải quyết nào chính xác cả.
Anh/Chị có thể cho vào bao nhiêu quả bóng tennis sao cho vừa đủ chiếc Limousine?
1000?10,000?100,000? Thật ra thì nghiêm túc mà nói bạn có thể sẽ nhận các câu hỏi đố như thế này, đặc biệt là trong các ngành mang tính định lượng. Nhưng bạn cần nhớ rằng phỏng vấn viên không nhất thiết muốn một con số chính xác – họ muốn chắc rằng bạn hiểu đang được hỏi về điều gì, và bạn có thể đưa nó vào lời giải đáp sao cho hợp lý và có hệ thống hay không. Vì vậy hãy hít một hơi thật sâu và bắt đầu suy nghĩ về các phép toán. (Vâng, chả sao cả nếu bạn xin giấy và bút).
Giả sử Anh/Chị là một con vật thì Anh/Chị sẽ chọn loại động vật nào?
Dường như những câu hỏi theo kiểu test tính cách như thế này thường sẵn có trong các buổi phỏng vấn bởi quản lý nhân sự muốn quan sát cách bạn trả lời nhanh như thế nào. Không hề có câu trả lời sai ở đây, tuy nhiên bạn sẽ ngay lập tức nhận được điểm cộng nếu như câu trả lời của bạn góp phần giúp bạn bộc lộ thế mạnh hoặc cá tính hay kết nối với người quản lý. Bí kíp đẳng cấp ở đây là: Hãy nghĩ ra một chiến thuật trì hoãn để có thêm thời gian suy nghĩ, chẳng hạn như: Nó bây giờ là một câu hỏi lớn. Tôi nghĩ tôi sẽ phải nói là…”
Hãy bán cho tôi chiếc bút máy này đi
Nếu như bạn đang phỏng vấn vị trí bán hàng, có lẽ phỏng vấn viên sẽ làm khó bạn bằng cách bán cho họ chiếc bút máy đặt trên bàn, một quyển sổ ghi chú hay một chai nước, hoặc một cái gì đó chẳng hạn. Điều cốt lõi ở đây họ muốn kiểm tra ở bạn là gì? Đó là cách bạn xử lý một tình huống cấp bách. Do đó, cố gắng giữ sự bình tĩnh, tự tin đồng thời sử dụng body language – tương tác bằng mắt, ngồi thẳng lưng và nhiều hơn thế nữa để chuyển đạt rằng bạn có thể xử lý điều này. Đảm bảo rằng bạn nghe và thấu hiểu nhu cầu “vị khách” đó, lấy những đặc trưng và lợi ích cụ thể của sản phẩm và chốt sale quyết liệt như thể bạn đang chốt một giao dịch thật.
CÂU HỎI KẾT THÚC
Cũng đến lúc buổi phỏng vấn đi đến hồi kết, có thể bạn sẽ có cơ hội để thêm bất kỳ ý nghĩ cuối cùng nào và tất nhiên hầu như bạn có thời gian cho việc thắc mắc. Điều đó sẽ giúp bạn quyết định liệu rằng công ty và vị trí công việc này có phải tuyệt với với bạn hay không? Thực tế mà nói nếu như họ không dành thời gian cho bạn đặt bất cứ câu hỏi nào trong mọi cuộc phỏng vấn của bạn, có lẽ là cờ đỏ đã được phất lên rồi đấy.
Còn điều gì khác Anh/Chị muốn chúng tôi biết nữa hay không?
Chỉ khi bạn nghĩ rằng mình đã hoàn tất, phỏng vấn viên khi ấy sẽ hỏi những câu kết thúc mở ngớ ngẩn như thế này. Đừng bối rối – vì nó không phải câu hỏi mẹo đâu các bạn! Bạn có thể tận dụng nó như một cơ hội để khép lại buổi gặp mặt với sự chú ý cao độ bằng một trong hai cách sau đây, theo Zhang. Đầu tiên, nếu như thực sự có thứ gì đó liên quan mà bạn chưa có cơ hội đề cập đến thì hãy làm ngay đi. Nếu không, bạn có thể tóm tắt ngắn gọn về các bằng cấp của bản thân. Lấy ví dụ, theo như Zhang, bạn có thể nói như sau: “Tôi nghĩ là chúng ta đã đi qua hầu hết mọi thứ thế nhưng để tóm lược lại thì nghe có vẻ như Anh/Chị đang mong đợi một người có thể chạy việc ngay, và với những kinh nghiệm trước đó của mình (liệt kê các kinh nghiệm vào) thì tôi cho là tôi là người khá thích hợp”.
Anh/Chị còn câu hỏi nào cho chúng tôi nữa không?
Bạn hiển nhiên hiểu rằng Buổi phỏng vấn là một dịp để quản lý tuyển dụng tra hỏi bạn, cũng là cơ hội để đoán xem liệu việc làm đó có thực sự phù hợp với bạn khi đứng từ góc nhìn của bạn. Bạn muốn biết điều gì về vị trí này? Về công ty? Về phòng ban? Về đội nhóm? Bạn sẽ khám phá rất nhiều điều trong buổi phỏng vấn thực sự, do đó hãy chuẩn bị sẵn vài câu hỏi ít phổ biến hơn. Chúng ta yêu thích đặc biệt những câu hỏi nhắm đến người phỏng vấn (phần ưa thích nhất của Anh/Chị khi làm việc ở đây là gì?) hay quá trình phát triển của công ty (“anh/Chị có thể nói về sản phẩm mới ra mắt của công ty hay các kế hoạch cho sự phát triển?”). Nếu như bạn phỏng vấn cho vị trí làm việc từ xa, có lẽ sẽ có một số câu hỏi đặc biệt có liên quan đến nó bạn muốn hỏi.